Kho sách sáng tạo
Các bạn đăng ký thành viên mới có thể xem, download tài liệu và viết bài. 
Thanks!
Có gì thắc mắc pm Yahoo: khosachsangtao
Kho sách sáng tạo
Các bạn đăng ký thành viên mới có thể xem, download tài liệu và viết bài. 
Thanks!
Có gì thắc mắc pm Yahoo: khosachsangtao
Kho sách sáng tạo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Kho sách sáng tạo

Mời tất cả các bạn có quan tâm cùng tham gia diễn đàn để giao lưu, học hỏi và trao đổi kiến thức. Thanks
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Statistics
Diễn Đàn hiện có 1297 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: thuychuthu

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 71 in 65 subjects
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Poll
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 27 người, vào ngày Tue Mar 17, 2020 10:01 am
Latest topics
» Hỗ trợ làm luận văn, tiểu luận, bài tập lớn, đề án, báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp đại học, cao học
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Jan 11, 2012 9:43 pm by tom010508

» Hãy Tỏa sáng cùng hồ sơ ấn tượng!
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeTue Oct 25, 2011 11:07 am by handm

» tìm tài liệu ngân hàng trung ương
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeMon Aug 01, 2011 10:55 am by ngocneu89

» minh buon wa
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeThu Jul 21, 2011 9:10 am by lolem_89

» Câu hỏi môn Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeTue Jun 21, 2011 5:45 pm by tangbathuc

» Một số Bài Toán Vi Mô
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeMon Jun 13, 2011 9:13 am by heocoi1308

» Cách up tệp tin
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeTue May 17, 2011 11:23 am by Admin

» Lạm phát!
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeSun May 15, 2011 11:00 pm by xuongrong124

» III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeSat May 14, 2011 11:35 pm by xuongrong124

» Chân ướt chân ráo..tò mò tim hiều.
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeFri May 13, 2011 11:43 am by nhusushi

» đào tạo cấp cc BĐS
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeSat Feb 19, 2011 1:24 pm by thao_queen9x

» cau hoi phan tich tin dung cho vay
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Dec 29, 2010 2:28 pm by tuyet nhung

» tk
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Dec 29, 2010 2:23 pm by tuyet nhung

» 2. Bản chất của tài chính.
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:16 pm by Admin

» 4 cc cstt
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:13 pm by Admin

» TN ∙ Chương 11: Tài chính Quốc tế, Lạm phát và ổn định tiền tệ,Cầu Tiền tệ
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:12 pm by Admin

» TN Chương 7: Những vấn đề cơ bản về Lãi suất
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:09 pm by Admin

» TN ∙ Chương 5: Thị trường Tài chính
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:08 pm by Admin

» TN ∙ Chương 3: Ngân sách Nhà nước
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:07 pm by Admin

»  TN: Chương 2: Tài chính doanh nghiệp..
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:06 pm by Admin

» TN ∙ Chương 10: Ngân hàng Trung ương và Chính sách tiền tệ
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:06 pm by Admin

» trac nghiem: Ngân hàng Thương mại
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:04 pm by Admin

» Lý thuyÕt tµi chÝnh doanh nghiÖp
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:03 pm by Admin

» 2. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn chÝnh s¸ch tiÒn tÖ trong viÖc kiÓm so¸t l¹m ph¸t
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:02 pm by Admin

» cau 21 - 30
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 2:00 pm by Admin

» cau 11 - 20
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 1:59 pm by Admin

» ∙ Phần II: Câu hỏi phân tích, luận giải
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 1:57 pm by Admin

» II. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 1:56 pm by Admin

» III. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 1:53 pm by Admin

» II. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeWed Oct 13, 2010 1:45 pm by Admin

Top posters
Admin
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
nguyenhien
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
ngoc
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
hglam
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
xuongrong124
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
tuyet nhung
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
stock_jim
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
nhusushi
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
thao_queen9x
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 
tom010508
Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_lcapTư tưởng HCM chương 1,2,3 Voting_barTư tưởng HCM chương 1,2,3 Vote_rcap 

 

 Tư tưởng HCM chương 1,2,3

Go down 
Tác giảThông điệp
ngoc




Tổng số bài gửi : 4
Join date : 04/09/2010

Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tư tưởng HCM chương 1,2,3   Tư tưởng HCM chương 1,2,3 Icon_minitimeTue Sep 14, 2010 3:15 pm

CHƯƠNG I
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
(Tổng số tiết: 05, lý thuyết: 04, thảo luận: 1)

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở khách quan
a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
+ Đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, nhiều phong trào yêu nước đã diễn ra, lúc này các cuộc khai thác của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hoá, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
+ Các phong trào yêu nước lúc này về cơ bản là theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, cuối cùng đều bị thất bại. Tình hình đó đòi hỏi phải có một con đường cứu nước mới có thể đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta đi đến thắng lợi.
- Bối cảnh quốc tế:
+ CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.
+ Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, và với sự ra đời của Quốc tế cộng sản (3/1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản phương tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông, càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận
- Giá trị truyền thống dân tộc:
+ Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, bền vững, như chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, độc lập, tự chủ, kiên cường,…
+ Trong các giá trị đó thì chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là động lực mạnh mẽ cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Và chính chủ nghĩa yêu nước là động lực trực tiếp nhất thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và là hành trang khi Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Về tư tưởng văn hoá phương Đông:
Nho giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, đó là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, ước vọng về một xã hội bình trị, hoà mục, thế giới đại đồng, tu thân tề ra, coi trọng nhân dân,...
Phật giáo: Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện,…
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Hồ Chí Minh tìm thấy ở đây những điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, liên cộng, thân Nga,…
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nhiều giá trị văn hoá phương Đông khác, đặc biệt là Người biết chắt lọc những gì tinh tuý nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử,…
+ Về tư tưởng văn hoá Phương Tây:
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp thu những giá trị của nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây, đặc biệt là tư tưởng tự do, bình đẳng của các nhà khai sáng Pháp và cách mạng Pháp; tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cách mạng Mỹ,...
- Chủ nghĩa Mác – Lênin:
+ Chủ nghĩa nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận, là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp mácxít, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
+ Chính chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Người tìm được con đường đi đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Nhân tố chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh:
+ Trong quá trình hoạt động trong nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình.
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hoá và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ vào con đường nhận thức chân lý như vậy mà lý luận của Người mang giá trị khách quan, khoa học và cách mạng.
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn:
+ Phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh được biểu hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộng với đầu óc tinh tường, sáng suốt; biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin yêu nhân dân, khiêm tốn, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng và đầu óc thực tiễn; biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, sẵn sàng chịu đựng hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
+ Chính nhờ phẩm chất, tài năng đó mà Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống lý luận sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, kiên trì chân lý và định ra các quyết sách đúng đắn đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi, góp phần to lớn vào vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
- Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, lại được sự tác động, giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước thương dân. Do đó, ở Người đã sớm hình thành tư tưởng yêu nước thương nòi.
- Băn khoăn trước những thất bại của các sĩ phu yêu nước chống Pháp, cộng với sự ham học hỏi, tìm hiểu tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là những tư tưởng tiên tiến phương Tây, từ đó đã thôi thúc Người đi ra nước ngoài để tìm ra con đường đi cho dân tộc thoát khỏi ách nô lệ.
2. Thời kỳ từ năm 1911 – 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
- Với khao khát tìm con đường đi cho dân tộc để thoát khỏi ách nô lệ, ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đến, tìm hiểu và hoạt động ở Pháp, châu Âu và nhiều nơi trên thế giới.
- Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng gian khổ; ra sức học tập và khảo sát thực tiễn; tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ; tìm hiểu các cuộc cách mạng thế giới; đến với chủ nghĩa Lênin và tán thành tham gia đệ tam quốc tế, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
- Đây là thời kỳ cách mạng đã có sự chuyển biến về chất trong tư tưởng, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
3. Thời kỳ từ năm 1921 – 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
- Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động và tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp nghiên cứu với xây dựng lý luận, người đã viết những tác phẩm, bài viết nổi tiếng như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh, cương lĩnh đầu tiên của Đảng,…
- Đây là thời kỳ hình thành hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam với những nội dung cơ bản là:
+ Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phụ thuộc nhau.
+ Cách mạng thuộc địa trước hết là cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do.
+ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải thu phục, lôi cuốn dược nông dân đi theo, cần xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cho cách mạng, đồng thời phải tập hợp được các giai cấp xã hội khác vào trận tuyến đấu tranh chung của dân tộc.
+ Cách mạng muốn thành công cần phải có Đảng lãnh đạo.
4. Thời kỳ từ 1930 – 1945: vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
- Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn: văn kiện do Người soạn thảo tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 không được Quốc tế cộng sản chấp nhận và bị thủ tiêu,…
- Tuy vậy, Trong những năm đầu của những năm 1930, Hồ Chí Minh đã kiên trì giữ vững quan điểm cách mạng của mình, vượt qua khó khăn thử thách, theo sát tình hình để chỉ đạo cách mạng trong nước, xây dựng và hoàn thiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, xác lập tư tưởng độc lập, tự do dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng 8 – 1945.
- Cũng trong thời kỳ này, thông qua tác phẩm Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ tư tưởng về các quyền dân tộc cơ bản.
5. Thời kỳ từ 1945 –1969: tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
- Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong bối cảnh giữ chính quyền, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng CNXH, lúc này tư tưởng của Người và Đảng là thống nhất, cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi.
- Tư tưởng của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này có bước phát triển mới như sau:
+ Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền khác nhau.
+ Tư tưởng chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Tư tưởng về CNXH và con đường quá độ lên CNXH.
+ Xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một Đảng cầm quyền.
+ Về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại,…
III. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc
a. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta, bởi vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
- Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ: nó trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Người mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta, nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc, đó chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những hoạt động cách mạng của Người. Ngày nay, tư tưởng đó đang tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp cách mạng nước ta.
b) Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
- Trong những năm kháng chiến, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
- Trong bối cảnh của thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và đảm bảo quyền con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới
a) Phản ánh khát vọng thời đại
- Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
- Người đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Giành độc lập dân tộc để tiế lên xây dựng CNXH. Người cũng có những nhận thức sâu sắc và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
- Người chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình đi lên CNXH, về tính tự thân vận động của công cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc và về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc.
- Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Do vậy, Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa với cách mạng Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại, mang tầm thời đại.
b) Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
- Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cách mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu con người bị áp bức trong các nước thuộc địa lạc hậu.
- Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức, và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện “đại đoàn kết”, “đại hoà hợp”. Đây là một đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh
- Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển của thời đại, trên cơ sở nắm vững đặc điểm thời đại, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô sản; Người cương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của V.I Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản.
- Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Rồi chính từ kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, Người đi đến khẳng định: “…trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình, ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là của phe XHCN hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”
CHƯƠNG II
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(Tổng số tiết: 05, lý thuyết: 04, thảo luận: 1)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a) Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc:
Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc:
+ Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.
+ Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Người viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
+ “Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để.
b) Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Phương thức tiếp cận - từ quyền con người:
Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ và 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc.
- Nội dung của độc lập dân tộc:
+ Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Do đó, trong mọi hoàn cảnh Người luôn thể hiện rõ quyết tâm để giành và giữ độc lập - tự do. Người đã nêu cao chân lý lớn nhất của thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
+ Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc.
c. chủ nghĩa dân tộc - một động lực lớn của đất nước
- Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân càng nặng nề thì phản ứng của các dân tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động, mà cả các giai cấp, tầng lớp trên của xã hội đều phải chịu nỗi nhục mất nước.
- Trên cơ sở phân tích tình hình xã hội ở các nước thuộc địa, đặc biệt là các nước phương Đông và Việt Nam, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn, vì vậy những người cộng sản cần phải nắm lấy và phát huy.
- Hồ Chí Minh nhận thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc với tư cách là chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc thuộc địa.
2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
a) Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, nhưng Người luôn đứng trên qua điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:
+ Khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam;
+ Chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng;
+ Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù;
+ Thiết lập chính quyền Nhà nước của dân, do dân và vì dân;
+ Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
b) Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì theo Người, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
- Chỉ có xoá bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột, thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người. Theo Người, nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập dân tộc cũng chẳng có nghĩa lý gì. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự do.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
c) Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
d) Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
- Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức.
- Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a) Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
- Sự phân hóa của xã hội thuộc địa: Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa của xã hội thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn.
- Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Do vậy, cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa: là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa: là độc lập dân tộc.
- Tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa: là giải phóng dân tộc.
b) Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.
- Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của cả dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập dân tộc, tự do của quần chúng nhân dân.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản
a) Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
- Để giải phóng dân tộc khỏi cách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng những con đường cứu nước khác nhau, điển hình là con đường cứu nước theo lập trường phong kiến và theo lập trường tư sản, nhưng cuối cùng tất cả đều thất bại, dẫn đến tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XĨ, đầu thế kỷ XX. Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm một con đường cứu nước mới.
- Tuy rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường cứu nước của họ, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới.
b) Cách mạng tư sản là không triệt để
- Trong khoảng 10 năm đầu trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở 3 nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ.
- Người tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ; tìm hiểu Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp và cách mạng tư sản Pháp, tuy học hỏi được nhiều điều nhưng Người nhận thấy các cuộc cách mạng này là cách mạng không đến nơi, “tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì bóc lột công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”, chính vì vậy Người đã không đi theo con đường cách mạng tư sản.


c) Con đường giải phóng dân tộc
Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bắt gặp chủ nghĩa Lênin và tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Người thấy trong lý luận của Lênin và Cách mạng tháng mười Nga một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản. Từ đó Người đi đến khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản
3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
a) Cách mạng trước hết phải có Đảng
Làm cách mạng cần phải vận động, tập hợp, tổ chức và giác ngộ quần chúng; phải liên lạc với cách mạng thế giới, để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải có Đảng cách mạng, chỉ có Đảng cách mạng mới có thể lãnh đạo cách mạng theo một đường lối đúng đắn.
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất
- Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và liên lạc mật thiết với quần chúng.
- Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có khả năng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi triệt để, do vậy Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam.
4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
a) Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức
- Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của toàn dân tộc, là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc riêng của một hai người, do vậy, để cách mạng đi đến thắng lợi thì một cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng.
- Khi quần chúng được giác ngộ, được huấn luyện, được tổ chức thành một khối thống nhất thì sẽ tạo ra sức mạnh vĩ đại để chiến thắng kẻ thù. Do vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu người cách mạng phải biết dựa vào quần chúng, tin vào tinh thần và lực lượng của quần chúng, của dân tộc.
b) Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc
- Cách mạng nước ta trước hết là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chính điều đó đã quy định lực lượng cách mạng là lực lượng toàn dân tôc.
- Hơn nữa, trong điều kiện xã hội nước ta, một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh nhận thấy các giai tầng có một sự tương đồng lớn, trong quan hệ với thực dân Pháp thì họ đều chịu chung một nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Pháp, do vậy có thể tập hợp, lôi kéo lực lượng toàn dân tộc đi theo cách mạng.
- Tuy khẳng định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc nhưng Hồ Chí Minh cũng xác định rất rõ động lực cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Còn các giai tầng khác như học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ,...là bạn đồng minh, là bầu bạn của cách mạng.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
- Hồ Chí Minh nhận thấy sức sống của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc tập trung ở các thuộc địa. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt.
- Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản thế giới.
- Chủ nghĩa dân tộc là mmột động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập.
- Công cuọc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
b) Quan hệ của cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có kẻ thù chung, cùng chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Cách mạng thuộc địa có quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc do nó có khả năng phát huy được tinh thần yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực
a) Quan điểm về bạo lực cách mạng
- Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực: các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đương cách mạng bạo lực.
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng phải “tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp”.
b) Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình
- Hồ Chí Minh tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.
- Phải tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác.
- Khi tiến hành chiến tranh, vẫn tìm mọi cách vãn hồi hòa bình.
c) Hình thái bạo lực cách mạng
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng là khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Hồ Chí Minh lựa chọn các hình thái này xuất phát rừ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều. Tất nhiên, trong quá trình tiến hành khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc:
+ Nhận diện chính xác thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa;
+ Tìm đúng con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa;
+ Quan điểm về tính chủ động và khả năng giành thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa của việc học tập:
+ Thấy rõ vai trò to lớn, vĩ đại của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc;
+ Nhận thức đúng sức mạnh của dân tộc, củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong xây dựng, phát triển dân tộc giàu mạnh, phồn vinh.
CHƯƠNG III
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
(Tổng số tiết: 05, lý thuyết: 04, thảo luận: 1)

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản
- Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác – lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh là: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi đã giành đước độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
b) Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng con người một cách triệt để
Mục tiêu giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là nước nhà độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội ưu việt
- Phương thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội:
Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp thu quan điểm của các nhà sáng lập CNXH khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về CNXH.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về CNXHKH của chủ nghĩa Mác – Lênin trước hết từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mác xít.
+ Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá.
- Một số định nghĩa tiêu biểu của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
+ Định nghĩa tổng quát, xem xét CNXH, CNCS như một chế độ xã hội hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao.
+ Định nghĩa CNXH bằng cách chỉ ra mặt nào đó của nó như kinh tế, chính trị, văn hoá,…
+ Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của CNXH, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
+ Định nghĩa CNXH bằng cách xác định động lực xây dựng nó: “CNXH là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy”.
Khi tìm hiểu các cách định nghĩa này của Người, chúng ta phải đặt trong tổng thể quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội, nếu tuyệt đối hoá một mặt nào đó mà Người đưa ra, dễ dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn.
b) Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
- Đó là một chế độ do nhân dân làm chủ
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người.
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a) Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
- Những mục tiêu cụ thể:
+ Về chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Về kinh tế: Là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nông - nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện
+ Về văn hóa - xã hội:
Đây là mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, văn hoá thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xoá nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển văn hoá nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới,...
Về bản chất của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung” để có một nền văn hoá như thế ta phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hoá tiên tiến của thế giới. Phương châm xấy dựng nền văn hoá mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng
+ Về con người: con người phát triển toàn diện, vừa có đức, vừa có tài; vừa “hồng” vừa “chuyên”.
b) Động lực
Để thực hiện được những mục tiêu của CNXH thì cần phát hiện những động lực và điều kiện đảm bảo cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng CNXH. Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở những phương diện:
- Động lực vật chất và động lực tinh thần:
+ Động lực vật chất.
+ Động lực tinh thần.
- Kết hợp sức mạnh, động lực của tập thể, cá nhân con người:
+ Động lực tập thể.
+ Động lực cá nhân.
- Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Con đường
a) Quá độ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN
Căn cứ vào lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường quá độ lên CNXH, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một hình thái quá độ gián tiếp, quá độ lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.
b) Con đường cách mạng không ngừng
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên CNXH của chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
c) Quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ
- Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó.
- Trong lĩnh vực kinh tế, được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt; lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.
- Trong lĩnh vực văn hoá xã hội, Hồ Chí Minh nhần mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đặc biệt Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
2. Biện pháp
a) Phương châm
- Dần dần, từng bước vững chắc trên cơ sở xác định đúng đắn bước đi.
- Tổng kết kinh nghiệm của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, đồng thời học tập kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới.
- Có kế hoạch và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.
b) Biện pháp
- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.
- Kết hợp xây dựng với bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam - Bắc khác nhau trong phạm vi một quốc gia.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch,biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.
- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết dịnh, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dươcí sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh:
+ Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Quan điểm thực tiễn trong tiếp cận chủ nghĩa xã hội.
+ Nhấn mạnh yếu tố đạo đức nhân văn trong bản chất của chủ nghĩa xã hội.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Ý nghĩa của việc học tập:
+ Có cơ sở khoa học tin tưởng vào sự thắng lợi tất yếu, bản chất tốt đẹp và những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Xác định thái độ và có những hành động thiết thực đóng góp vào công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Về Đầu Trang Go down
 
Tư tưởng HCM chương 1,2,3
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tư tưởng HCM chương 1,2,3,4
» Câu hỏi môn Tư tưởng HCM
» TN ∙ Chương 5: Thị trường Tài chính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kho sách sáng tạo :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến